CAMSA – ngày 22/11/2010.
1. Cần quan tâm đến hội nhập luật quốc tế và khu vực;
2. Cần bổ túc định nghĩa Buôn Người một cách đầy đủ và rõ ràng;
3. Cần hình sự hoá hành vi buôn người
Nghị định thư Palermo xem buôn người là một tội hình sự. Các quốc gia khác, kể cả các quốc gia Á Châu như Đài Loan, Thái Lan, Mã Lai và Phi Luật Tân, hiện cũng đối phó với nạn buôn người chủ yếu bằng các biện pháp hình sự vì loại tội phạm này không thể chỉ được đối phó bằng luật dân sự và các biện pháp phòng ngừa và giáo dục.
Dự luật Phòng Chống Mua Bán Người của Việt Nam không có qui định riêng về tội danh buôn người mà đã tìm cách điều chỉnh nó qua Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Bộ luật Hình sự được sửa đổi năm 2009 đã có 2 quy định liên quan đến tội “Mua bán người” (Điều 119) và tội “Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em” (Điều 120). Tuy nhiên những qui định này không còn thích hợp với định nghĩa mới về buôn người của Dự luật nữa. Vì lẫn lộn mục đích, thủ đoạn và hành vi buôn người nên Bộ luật Hình sự đã không có những hình phạt hợp lý.
ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI:
CAMSA đề nghị các nhà làm luật Việt Nam soạn riêng các qui định về tội danh buôn người và tập trung chúng vào trong Dự luật Phòng Chống Mua Bán Người để tạo dễ dàng cho việc áp dụng.
Ngoài ra CAMSA có một số đề nghị cụ thể (xin tham khảo thêm tập hướng dẫn về việc “Soạn thảo Luật chống Buôn người” của Liên Hiệp Quốc, tài liệu đã dẫn vi, trang 31 đến trang 48):
Bổ sung Điều XXY (Tội mua bán người):
Người nào sử dụng
a) tuyển mộ, chuyên chở, chuyển nhượng, chứa chấp, tiếp nhận người
b) bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, bắt cóc, ép buộc, lừa gạt, lạm dụng quyền lực, lợi dụng tình trạng quẫn bách của người khác, lợi dụng sự yếu thế hay mua chuộc người đang có quyền đối với một người khác
c) cho mục đích bóc lột
thì sẽ bị phạt tù từ … năm đến … năm hoặc/và phạt tiền từ … Đồng đến … Đồng.
Bổ sung Điều XXZ (Tình tiết tăng nặng):
1. Nếu hành vi phạm tội theo Điều XXY mà xảy ra trong một trong những điều kiện sau đây thì hình phạt tù sẽ bị tăng lên từ … năm đến … năm hoặc/và phạt tiền sẽ bị tăng từ … Đồng đến … Đồng:
a) gây thương tích trầm trọng hay gây ra cái chết cho nạn nhân hoặc
một người khác, bất kể người này bị chết hay tự tử;
b) nạn nhân thuộc thành phần đặc biệt yếu thế, thí dụ như đàn bà có mang;
c) khiến cho nạn nhân lâm vào tình trạng đau ốm nguy hiểm đến tính mạng,
thí dụ như gây nhiễm HIV/AIDS;
d) nạn nhân là người tàn tật về thể chất hoặc tâm thần;
đ) nạn nhân là trẻ em;
e) đối với nhiều người;
g) hành vi phạm tội nằm trong hoạt động của một nhóm tội phạm có tổ chức;
h) sử dụng ma túy, dược chất hay vũ khí khi phạm tội;
i) khi nhận một đứa trẻ làm con nuôi để đem bán;
k) khi tái phạm tội buôn người;
l) khi kẻ phạm tội là người phối ngẫu của nạn nhân;
m) khi kẻ phạm tội là người có trách nhiệm đối với hoặc được sự tín nhiệm
của nạn nhân;
n) khi kẻ phạm tội là chủ mưu hay người tổ chức.
2. Nếu hành vi phạm tội có liên quan đến nhiều điều được liệt kê tại khoản 1 hoặc nếu kẻ phạm tội là viên chức nhà nước thì hình phạt sẽ gia tăng gấp …. lần.
Bổ sung Điều XYX (Tội tiếp tay hoặc đồng lõa):
[xx tài liệu đã dẫn vi, trang 45]
Bổ sung Điều XYY (Tội có âm mưu buôn người):
[xx tài liệu đã dẫn vi, trang 46]
Bổ sung Điều XYZ (Tội sử lý trái phép với hộ chiếu hoặc giấy chứng minh):
[xx tài liệu đã dẫn vi, trang 47]
Bổ sung Điều XZX (Tội tiết lộ lai lịch của nạn nhân và nhân chứng):
[xx tài liệu đã dẫn vi, trang 48]