CAMSA – ngày 22/11/2010.
1. Cần quan tâm đến hội nhập luật quốc tế và khu vực;
2. Cần bổ túc định nghĩa Buôn Người một cách đầy đủ và rõ ràngĐối với một đạo luật về buôn người, phần giải thích nội hàm khái niệm buôn người được xem là nội dung quan trọng nhất, định hướng các nội dung khác trong đạo luật. Vì vậy, định nghĩa về buôn người cần đầy đủ và rõ ràng. Tối thiểu nó cần phải bao gồm những điểm chính trong điều 3 của Nghị định thư Palermo .
Ngoài ra theo một nguyên tắc căn bản của nhà nước pháp quyền là “người dân được làm những gì luật không cấm” các nhà lập pháp cần phải liệt kê rõ những điều bị cấm và tránh đưa ra loại “qui định quét” để ngăn ngừa tình trạng lạm dụng pháp luật.
a. Bổ túc định nghĩa buôn người
Tương tự như định nghĩa về buôn người (Trafficking in persons) của Nghị định thư Palermo, Điều 2 của Dự luật cũng xem hành vi “Mua bán người” phải được cấu thành bởi 3 yếu tố là hành vi, thủ đoạn và mục đích. Tuy nhiên khi so sánh với Nghị định thư Palermo, CAMSA nhận thấy Điều 2 của Dự luật đã có nhiều giới hạn lớn về nội dung.
i. Trong nhóm hành vi: Điều 2 khoản 1 của Dự luật chỉ công nhận có 2 hành vi dây chuyền, đó là hoặc . Trong khi đó, Nghị định thư Palermo có qui định rất rộng là bất cứ một hành vi nào trong số 5 hành vi đã được liệt kê – đó là tuyển mộ, chuyên chở, chuyển nhượng, chứa chấp hay tiếp nhận người – mà được thực hiện bằng thủ đoạn cho mục đích bóc lột thì cũng bị xem là hành vi buôn người. Do đó Dự luật cần tách riêng từng hành vi để giữ cho định nghĩa có áp dụng rộng nhất.
ii. Trong nhóm thủ đoạn: Điều 2 khoản 1 cần được bổ túc thêm bằng các từ “ép buộc, lợi dụng sự yếu thế và mua chuộc người đang có quyền đối với một người khác”.
Trong nhóm này, danh từ quét “các thủ đoạn khác” cần bị loại bỏ để tránh sự lạm dụng.
iii. Trong nhóm mục đích: Điều 2 khoản 1 cần được bổ túc thêm bằng các từ “khai thác sự mãi dâm của người khác, khai thác nô lệ cũng như các hình thức tương tự như khai thác nô lệ, và bóc lột sức lao động” (khái niệm “bóc lột sức lao động” sẽ được chúng tôi phân tích kỹ hơn ở phần 4). Trong nhóm này CAMSA cho rằng Dự luật không nên dùng danh từ quét “mục đích vô nhân đạo khác”. Vì nó quá mơ hồ và quá rộng nên nó cần bị loại bỏ khỏi Dự luật để tránh mọi sự lạm dụng.
Ngoài ra Dự luật cũng đưa việc “đổi lấy tiền hoặc lợi ích vật chất khác” vào trong nhóm mục đích (ghi trong các 1a, khoản 1b của Điều 2 Dự luật). CAMSA cho rằng mục đích này không phù hợp với tinh thần của một đạo luật về buôn người và do đó cần bị xoá bỏ khỏi Dự luật. Lý do là hành vi buôn người (theo định nghĩa quốc tế) chỉ có thể có mục đích là bóc lột. Đưa việc “đổi lấy tiền hoặc lợi ích vật chất khác” vào nhóm mục đích sẽ làm lẫn lộn giữa hành vi buôn người và các hành vi lường gạt khác.
ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI:
CAMSA đề nghị bổ túc Điều 2, khoản 1 của Dự luật Phòng Chống Mua Bán Người như sau:
1. Mua bán người được hiểu là một trong các hành vi sau đây:
a) tuyển mộ, chuyên chở, chuyển nhượng, chứa chấp hay tiếp nhận người cho mục đích bóc lột mà dùng thủ đoạn dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, bắt cóc, ép buộc, lừa gạt, lạm dụng quyền lực, lợi dụng tình trạng quẫn bách của người khác, lợi dụng sự yếu thế hay mua chuộc người đang có quyền đối với một người khác; Ít nhất các hoạt động sau đây phải được xem là bóc lột: bóc lột tình dục, khai thác sự mãi dâm của người khác, khai thác nô lệ cũng như các hình thức tương tự như khai thác nô lệ, bóc lột sức lao động, khai thác tôi đòi, lấy các bộ phận cơ thể.
b) tuyển mộ, chuyên chở, chuyển nhượng, chứa chấp hay tiếp nhận người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất cho mục đích bóc lột; Ít nhất các hoạt động sau đây phải được xem là bóc lột: bóc lột tình dục, khai thác sự mãi dâm của người khác, khai thác nô lệ cũng như các hình thức tương tự như khai thác nô lệ, bóc lột sức lao động, khai thác tôi đòi, lấy các bộ phận cơ thể.
b. Cần giải thích rõ một số từ ngữ đã nêu trong định nghĩa buôn người
Những đạo luật của các quốc gia trong vùng Đông Nam Á đã dành nhiều chỗ để giải thích rõ ràng từng từ ngữ được dùng trong định nghĩa về buôn người. Đây là những thuật ngữ cần được làm rõ trong ngữ cảnh đặc biệt của luật buôn người để tránh những tranh cãi sau này về thuật ngữ pháp lý.
ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI:
Để khỏi bị vênh với luật quốc tế khi diễn giải những thuật ngữ nói trên, các nhà soạn luật Việt Nam có thể tham khảo các định nghĩa có sẵn trong tập hướng dẫn về việc “Soạn thảo Luật chống Buôn người” của Liên Hiệp Quốc (tài liệu đã dẫn vi), Công ước về Cưỡng bức Lao động , Công ước Xóa bỏ Nạn Cưỡng bức Lao động và các bộ luật chống buôn người trong khu vực Á Châu.
Bổ sung Điều XXX (Giải thích các thuật ngữ quan trọng):
Trong Điều 2,
– “đe doạ” có nghĩa là: ….;
– “ép buộc” có nghĩa là: …;
– “lừa gạt” có nghĩa là: …;
– “lạm dụng quyền lực” có nghĩa là: …;
– “lợi dụng sự yếu thế” có nghĩa là: …;
– “mua chuộc người đang có quyền đối với một người khác” có nghĩa là: …;
– “bóc lột” có nghĩa là: … ;
– “bóc lột sức lao động” có nghĩa là: … ;
– “bóc lột tình dục” có nghĩa là: … ;
– “khai thác mãi dâm” có nghĩa là: … ;
– “lấy các bộ phận cơ thể” có nghĩa là: …
c. Cần bổ sung quy định về sự đồng ý của nạn nhân
Dự luật đã thiếu hẳn một điều khoản để bảo vệ những nạn nhân bị lường gạt ký vào các giấy tờ đồng ý việc bị bóc lột. Điều 3 khoản b của Nghị định thư Palermo qui định rõ rằng sự đồng tình của nạn nhân đối với mục đích của việc buôn người sẽ vô hiệu nếu những thủ đoạn đã được sử dụng (xin xem chú thích vii).
ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI:
CAMSA đề nghị các nhà soạn luật Việt Nam bổ túc vào Điều 2, khoản 1 của Dự luật Phòng Chống Mua Bán Người điều khoản (c) như sau:
c) Sự đồng tình của nạn nhân trong hành vi mua bán người cho mục đích bóc lột theo như qui định tại khoản a) của điều này sẽ vô hiệu khi bất cứ thủ đoạn nào được liệt kê tại khoản (a) được sử dụng.