CAMSA – ngày 12/11/2009.
Sau những ngày làm việc chăm chỉ mệt mỏi, sở hữu hai ngày nghỉ cuối tuần. Hãy cùng tìm hiểu xem công nhân của chúng ta tận hưởng ngày nghỉ của họ như thế nào .
Dọc theo siêu thị Komtar, nơi được coi là địa chỉ hẹn hò của các công nhân Việt Nam, từng nhóm công nhân tụ tập chuyện trò rôm rả, sang làm việc tại nơi đất khách nhìn thấy đồng hương thực sự là quý giá. Công nhân cũng đến Komtar vì có Ngân hàng CIMB nơi họ thường gửi tiền về nước qua dịch vụ Western Union.
Rồi tiếp tục mua sắm, với những đồng tiền mồ hôi nước mắt, họ được mua những đồ họ mong muốn, có khi là đồ đạc cho bản thân có khi là những đồ dùng gia đình mặc dù còn lâu nữa họ mới về nước, có lẽ cái ước mơ thay đổi cuộc sống cho gia đình của họ ở làng quê nghèo lớn lắm.
Những ngày nghỉ bến phà sang Butter worth – một trong những nơi có rất nhiều công nhân Việt Nam, họ đi thăm hỏi bạn bè , người thân, khuôn mặt rạng ngời thật hạnh phúc.
Nhưng cũng có những người không được hưởng ngày nghỉ ấy, mặc dù được nghỉ nhưng em P lại xin đi làm tăng ca, em chia sẻ “ em nghỉ thì cũng chẳng biết làm gì, đi làm những ngày này em được thêm tiền hơn so với ngày bình thường, tiền mà chị, em chỉ muốn làm thật nhiều …” và em cười.
Mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, không phải là em không biết đi chơi với bạn bè, nhưng vì hoàn cảnh, vì sự eo hẹp của đồng tiền, ….Có những tuần công ty không có việc làm tăng ca, em lại đi xin rau muống và hái bán cho các anh chị công nhân khác cùng khu. Cuộc sống của em thực sự quá vất vả với cái tuổi lẽ ra đang ngồi trên ghế nhà trường.
Cũng với ngày nghỉ ấy, chị L hào hứng hơn bao giờ hết với buổi giao lưu với bạn bè công nhân khác trong hội thánh của chị, “ chị đi nhà thờ hàng tuần vì chị tìm được niềm vui và niềm tin ở đó , chị rất hạnh phúc, chị được cảm thông và chia sẻ…”
Một bức trang muôn màu về hoàn cảnh cũng như cuộc sống của những anh chị em công nhân nước ngoài, vui cho họ vì họ it nhất cũng có những phút giây thư giãn sau những ngày làm việc vất vả, nhưng cũng thật buồn khi có những anh chị em chưa biết thế nào là ngày nghỉ, thậm chí còn bị áp bức bóc lột.