v\:* {behavior:url(#default#VML);}
o\:* {behavior:url(#default#VML);}
w\:* {behavior:url(#default#VML);}
.shape {behavior:url(#default#VML);}
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin-top:0in;
mso-para-margin-right:0in;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0in;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-fareast-font-family:”Times New Roman”;
mso-fareast-theme-font:minor-fareast;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;}
Thông tin từ Báo Người lao động online – ngày 29/9/2009.
LTS: Chính phủ Việt Nam ban hành văn bản về thành lập Quỹ Hỗ trợ người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài nhằm hướng tới các đối tượng người lao động gặp rủi ro khách quan khi làm việc ở nước ngoài. Đây là một chính sách tốt và được sự hưởng ứng của nhiều tổ chức, cá nhân đóng góp tiền bạc, trong đó có cả doanh nghiệp XKLĐ và người lao động. Tuy nhiên, mặc dù hàng năm Quỹ Hỗ trợ này nhận được rất nhiều ngân khoản, số tiền quỹ rất lớn nhưng trên thực tế thì chi cho mục đích hoạt động của Quỹ lại rất nhỏ. Đối tượng người lao động gặp rủi ro như chết, mất tích, tai nạn lao động, về nước trước hạn không do lỗi… hầu như không nhận được trợ cấp từ Quỹ này. Dưới đây là một trong những trường hợp như vậy.
“LAO ĐỘNG VIỆT NAM TỬ VONG Ở NƯỚC NGOÀI – Bị từ chối hỗ trợ rủi ro
Đó là trường hợp 8 lao động Việt Nam quê ở An Giang bị chết trong thời gian làm việc tại Malaysia
Trong hơn 2 năm qua, gia đình của 8 lao động xấu số nói trên mỏi mòn chờ đợi được hỗ trợ rủi ro theo quy định từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước nhưng trong văn bản trả lời gần đây, cơ quan chức năng đã từ chối với lý do không thuộc đối tượng hỗ trợ…
Vợ chồng bà Trần Thị Giắc, mẹ của nạn nhân Nguyễn Văn To: “Tôi không hiểu sao quy định rõ ràng lại không được xem xét, hỗ trợ?”.
Bi kịch của những gia đình nghèo
Trong số 8 lao động quê An Giang bị chết nói trên có 4 lao động sang Malaysia làm việc qua Công ty TNHH một thành viên Cung ứng lao động quốc tế Latuco, gồm Trần Minh Hòa sang Malaysia năm 2004, bị đột tử ngày 3-8-2006; Nguyễn Văn To và Lý Thanh Tùng cùng bị tử vong do tai nạn giao thông ngày 7-11-2005; Lê Phương Vũ bị tai nạn giao thông chết ngày 15-12-2005. Những trường hợp còn lại do Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở LĐ-TB-XH tỉnh An Giang tuyển chọn giới thiệu cho các công ty XKLĐ cũng đều bị chết do tai nạn giao thông, gồm Nguyễn Hữu Nghĩa (sang Malaysia năm 2005, chết ngày 1-3-2006); Trịnh Thanh Hiền (xuất cảnh ngày 15-5-2006, chết ngày 1-12-2006); Trần Minh Cầu (xuất cảnh ngày 25-7-2005, chết ngày 3-10-2005); Trần Thiện Trường (xuất cảnh ngày 24-7-2006, chết ngày 31-8-2007).
Khoản 2, mục IV Thông tư số 11 quy định: “Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17-7-2003 của Chính phủ và Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trước ngày Quyết định số 144 /2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực (15-9-2007) nếu bị rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (trong hợp đồng) thì được hỗ trợ theo quy định.
Qua tìm hiểu của chúng tôi, gia đình 8 lao động xấu số nói trên đều rất nghèo. Xót xa nhất là trường hợp của gia đình bà Trần Thị Giắc, mẹ của nạn nhân Nguyễn Văn To. Bà đã vay ngân hàng 40 triệu đồng làm chi phí cho Nguyễn Văn To và người anh là Nguyễn Văn Trọng sang Malaysia làm việc. Tiếp xúc với chúng tôi, bà nghẹn ngào: “Nhà không có ruộng nên chỉ làm mướn quanh năm kiếm sống. Khổ quá mới làm liều vay tiền cho hai anh em nó đi nước ngoài, nào ngờ…”. Vì quá đau buồn, anh Trọng xin chủ nghỉ việc để đưa thi thể của em mình về nước, bỏ lại ước mơ đổi đời nơi đất khách. Trường hợp khác là bà Lê Thị Hai, mẹ của nạn nhân Lê Phương Vũ.
Gần 4 năm qua, người mẹ già yếu này đã khóc hết nước mắt vì cái chết đột ngột của đứa con trai út. Bà cho biết đến giờ vẫn chưa trả được nợ vay ngân hàng.
Bị từ chối quyền lợi
Cho đến nay, gia đình của 8 lao động bị chết vẫn không nhận được hỗ trợ rủi ro từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước như hứa hẹn của các doanh nghiệp đưa đi. Bà Lê Thị Hai cho biết: “Lúc nghe Công ty Latuco và Sở LĐ-TB-XH tỉnh An Giang thông báo làm hồ sơ xin hỗ trợ rủi ro, vợ chồng tôi rất mừng. Nhưng chờ đợi mỏi mòn mà có thấy gì đâu!”… Thực tế là trong văn bản phúc đáp cho Công ty Latuco và Sở LĐ-TB-XH tỉnh An Giang ngày 19-8-2009, Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước đã khẳng định 8 trường hợp trên không thuộc đối tượng hỗ trợ của quỹ.
Theo phản ánh của gia đình các nạn nhân thì nội dung trả lời của Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước là chưa thỏa đáng. Bởi lẽ, chiếu theo quy định tại khoản 2, mục IV của Thông tư liên tịch số 11/2008/TTLT – BLĐTBXH -BTC của Bộ LĐ-TB-XH và Bộ Tài chính ban hành ngày 21-7-2008 về hướng dẫn quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước thì 8 lao động nói trên thuộc đối tượng được hưởng hỗ trợ rủi ro từ quỹ này với mức hỗ trợ 10 triệu đồng/trường hợp.
Một cán bộ của Sở LĐ-TB-XH tỉnh An Giang bức xúc: “ Chúng tôi thật sự không hiểu nổi và rất khó trả lời thuyết phục cho các gia đình nạn nhân vì quy định rõ ràng, ai cũng hiểu vậy, chỉ có những người quản lý quỹ là hiểu khác”.