CAMSA – ngày 31/7/2009.
Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu (VIGLACERA)
Tel:84-4-7612671– Fax:84-4-7612672
Địa chỉ : Số 2 Hoàng Quốc Việt – quận Cầu Giấy – Tp. Hà Nội – Việt Nam
Công ty VIGLACERA cùng với 03 công ty môi giới Xuất khẩu lao động Việt Nam khác đã đưa 15 nữ công nhân Việt Nam sang Malaysia làm việc cho Công ty Sony Penang qua sự môi giới của công ty JR Holdings. Hiện tại, 15 nữ công nhân này đang bị các công ty trên lợi dụng, biến họ thành những nạn nhân nạn buôn bán sức lao động khi làm việc không được trả lương, bị giam giữ trong toà nhà kín có lính gác và chuyển đi làm việc ở nhiều nơi.
Trong tiến trình giải cứu cho những người lao động nữ đáng thương này, CAMSA đã phát hiện ra rất nhiều những vi phạm của Công ty VIGLACERA và các công ty môi giới khác, góp phần không nhỏ làm cho tình trạng của công nhân khó khăn, phức tạp và khó giúp đỡ cho họ hơn. Sau đây là những vi phạm pháp luật nghiêm trọng của Công ty VIGLACERA.
– Vi phạm về thời gian ký kết Hợp đồng dịch vụ với công nhân. Theo quy định của Điểm a, Điều 2 Mục V Thông tư 21/2007 hướng dẫn Nghị định 126/2007: “Doanh nghiệp dịch vụ ký hợp đồng với người lao động ít nhất năm ngày trước khi người lao động xuất cảnh”. Tuy nhiên, theo như bản Hợp đồng công nhân cho biết thì ngày tháng ký Hợp đồng dịch vụ bị để trống, công nhân nói rằng họ đã ký bản Hợp đồng này 1 ngày trước ngày bay sang Malaysia cùng với bản Thoả thuận nội dung công việc khác. So sánh nội dung của Hợp đồng và bản Thoả thuận thì hoàn toàn giống nhau. Công nhân không có thời gian đế đọc các nội dung Hợp đồng, họ cũng không biết các quyền lợi, nghĩa vụ của mình sẽ phải thực hiện như thế nào trong thời gian ở Malaysia.
– Vi phạm quy định về nội dung Hợp đồng dịch vụ không phù hợp với nội dung Hợp đồng cung ứng lao động: trong Hợp đồng dịch vụ có nhiều điều khoản gây bất lợi cho công nhân và không phù hợp với Hợp đồng ký kết giữa công ty JR Holdings, công nhân và Công ty VIGLACERA. Mức lương trong Hợp đồng ký kết giữa 3 bên, công nhânnhậnđược hàng tháng tối thiểu là 768,25 RM/tháng (tương đương với khoảng 4 triệu đồng Việt Nam). Tuy nhiên trong Hợp đồng dịch vụ ký với công nhân, công ty VIGLACERA lại không ghi mức lương tối thiểu công nhân sẽ nhận được. Một nội dung khác về thời gian thử việc. Hợp đồng dịch vụ ghi cụ thể công nhân thử việc trong thời gian 3 tháng đầu, nhưng theo Luật Việt Nam về người lao động xuất khẩu, các Thoả thuận chung giữa Việt Nam và Malaysia, Luật Malaysia cũng như Hợp đồng ký kết giữa 3 bên thì không có nội dung về thời gian thử việc. Khi người lao động đã làm xong các thủ tục, ký kết Hợp đồng lao động với chủ sử dụng lao động ở nước tiếp nhận là khi đó họ chính thức là người lao động cho chủ sử dụng lao động với thời gian theo Hợp đồng lao động. Tuy nhiên ở đây VIGLACERA đã cố tình thêm nội dung này, kèm theo những hạn chế về việc nghỉ của công nhân, không được trả tiền, không được bồi thường… cho thấy VIGLACERA đã lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của công nhân để trốn tránh các trách nhiệm theo Hợp đồng của mình. Ngoài ra, VIGLACERA còn ghi rằng, trong thời gian thử việc, chủ sử dụng lao động không phải đóng Bảo hiểm lao động cho công nhân, nếu gặp tai nạn, công nhân phải tự chịu mọi chi phí, VIGLACERA cũng không có trách nhiệm gì. Điều này là hoàn toàn trái pháp luật và ngay cả trong Hợp đồng ký giữa 3 bên, nội dung này được ghi hoàn toàn khác: chủ sử dụng lao động sẽ cung cấp đầy đủ và miễn phí chế độ bảo hiểm cho công nhân trong suốt thời gian thực hiện Hợp đồng.
– Các vi phạm trong thời gian các Công nhân làm việc cho Sony Penang:
Theo quy định tại Điểm đ, K2, Điều 27 Luật người lao động ở nước ngoài, Công ty VIGLACERA có trách nhiệm phải tổ chức, quản lý và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của công nhân. Nhưng khi công nhân gặp khó khăn, bị chủ sử dụng lao động đối xử tồi tệ, không trả lương thì VIGLACERA lại chối bỏ trách nhiệm này, không có động thái can thiệp để giúp đỡ cho công nhân.
Trong thời gian đầu làm việc cho Sony, các công nhân được trả mức lương trên mức tôi thiểu trong Hợp đồng đã ký kết. Tuy nhiên, sau đó, Công ty Sony đã không trả lương cho họ như thế nữa. Có tháng Sony nợ lương, hoặc chỉ trả rất ít so với số lương đáng lẽ công nhân được nhận. Sau mấy tháng không nhận đủ lương, công nhân rơi vào khó khăn và cầu cứu về công ty VIGLACERA. Nhưng công ty nói không giúp đỡ gì được. Sau đó những người công nhân này bị Sony sa thải với lý do công ty rơi vào khủng hoảng kinh tế, không có đủ việc cho công nhân làm. Họ bị trả về cho công ty JR Holdings mặc dù chưa được thanh toán số tiền công ty Sony còn thiếu.
Sau đó công nhân bị chuyển đi làm nhiều nơi khác nhau, điều kiện làm việc rất kham khổ, và mặc dù làm nhiều nhưng họ vẫn không được trả lương xứng đáng. Với những công nhân không đi làm thì họ bị nhốt trong những căn phòng cũ kỹ, điều kiện sinh hoạt tồi tàn và không được ra ngoài, bị thu giữ các giấy tờ tuỳ thân như hộ chiếu, thẻ lao động…
Sau nhiều lần CAMSA cùng các thiện nguyện viên can thiệp, giúp đỡ, công nhân đã được công ty Sony và JR Holdings thanh toán một số tiền. Lúc này mới thấy đại diện của Công ty TTLC xuất hiện cùng với đại diện Đại sứ quán Việt Nam nói rằng sẽ đàm phán với công ty Sony và JR Holdingsđể bảo vệ quyền lợi cho công nhân. Tuy nhiên, số tiền công nhân nhận được rất nhỏ so với số họđáng ra phảiđược hưởng. Sự can thiệp của TTLC chỉ như một biện pháp để làm nhẹ đi những vi phạm liên tiếp từ chính họ và các công ty sử dụng lao động ở Malaysia đối với 15 nữ công nhân này.
Hiện tại, 15 nữ công nhân vẫn bị nhốt trong toà nhà kín mít và được bảo vệ 24/24h của JR Holdings. Họ không có giấy tờ tuỳ thân, không được ra ngoài và phải sống rất khốn khổ, đói khát và tinh thần kinh hãi, lo sợ không biết mình sẽ bị đối xử tiếp theo ra sao.