LTS: Sau khi các công nhân Việt Nam thắng kiện công ty Twin Advance trong vụ tranh chấp lao động diễn ra tại Penang, Malaysia trở về nước, trước bức xúc do sự thiếu trách nhiệm của Công ty INTRACO và Công ty cổ phần Sao Thái Dương – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, họ đã làm đơn kiến nghị các vi phạm pháp luật của 2 công ty này.
-> Bài liên quan: – Thắng lợi của công nhân Việt ở Mã Lai
– Các vi phạm của công ty INTRACO
1. Về các hành vi vi phạm của 02 công ty INTRACO và Sao Thái Dương: (chiểu theo khỏan 2đ, 2e, điều 27 Luật người lao động Việt nam đi làm việc ở nước ngòai năm 2008):
Thứ nhất, 02 công ty này đã không bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công nhân trong thời gian ở nước ngòai khi công nhân bị cấm đi làm và không được trả lương hòan tòan do lỗi của công ty Twin Advance – công ty sử dụng công nhân. Điều này đã được Sở quan hệ công nghiệp Penang, Malaysia kết luận trong buổi hòa giải ngày 7/8/2008.
Thứ hai, 02 công ty này đã không can thiệp khi công nhân bị xâm phạm danh dự và nhân phẩm;
Thứ ba, 02 công ty này đã ép buộc công nhân phải chấp nhận không đòi tiền lương mà công ty Twin Advance còn thiếu; thường xuyên xuống nơi ở của công nhân để ép buộc công nhân ký các giấy tờ cam kết đi ngược lại quyền lợi của công nhân, không đúng sự thật.
Thứ tư, 02 công ty này đã nói dối gia đình các công nhân rằng đã chuyển công nhân đi làm việc ở công ty khác trong khi công nhân vẫn bị công ty Twin Advance nhốt ở ký túc xá. Điều này làm cho gia đình công nhân hoang mang, không hiểu đúng tình hình thực tế của công nhân.
2. Về các biện pháp xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nêu trên của 02 công ty INTRACO và Sao Thái Dương:
Thứ nhất, xử phạt vi phạm hành chính đối với 02 công ty này vì hành vi vi phạm thời gian ký kết Hợp đồng dịch vụ xuất khẩu lao động.
Thứ hai, xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu bồi thường thiệt hại cho công nhân vì hành vi không thực hiện trách nhiệm bảo vệ công nhân khi công nhân ở nước ngòai (theo điểm a, b khỏan 2 điều 11, Nghị định 144/2007/NĐ – CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngòai).
Thứ ba, yêu cầu 02 công ty này trả cho công nhân các khỏan tiền phí dịch vụ, phí môi giới theo tỷ lệ tương ứng với thời gian đã làm việc.
Ngoài ra, công nhân cũng kiến nghị yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền điều tra việc công ty Twin Advance tuyên bố rằng nhân viên Ban Quản lý lao động Việt Nam ở Malaysia đã đại diện cho công nhân để thỏa thuận không đòi số tiền lương còn thiếu.
Công nhân cũng kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét hòan cảnh thực tế của họ để giúp đỡ giải quyết các khó khăn kinh tế do sự việc rủi ro xảy ra đối với họ từ Quỹ hỗ trợ Việc làm ngòai nước.
Lá đơn kiến nghị của tập thể công nhân đã được gửi đến các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam như Bộ Lao động thương binh xã hội; Cục quản lý lao động ngoài nước; Đại sứ quán Việt nam ở Malaysia… từ cuối năm 2008 nhưng đến nay vẫn chưa nhận được ý kiến phản hồi từ phía các cơ quan kể trên.
(Thông tin từ Liên Minh Camsa)