CAMSA – Ngày 10/07/2009
Công ty SONA – Thủ phạm biến công nhân Việt Nam giúp việc gia đình ở Malaysia thành nạn nhân nạn buôn người
Địa chỉ: 34 Đại Cồ Việt , Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Số điện thoại: 84-4-9762097/9741843/9741421; Fax: 84-4-9740276
Lãnh vực giúp việc gia đình là một lãnh vực thu hút nhiều công nhân Việt Nam đi làm việc ở trong và ngoài nước. Thị trường giúp việc gia đình ở Malaysia được các công ty XKLĐ Việt Nam khai thác triệt để để đưa công nhân Việt Nam sang. Tuy nhiên, đây là lãnh vực tiềm tàng nhiều nguy cơ dẫn đến công nhân Việt trở thành nạn nhân của nạn buôn người, khi bị chủ gia đình cưỡng bức lao động, làm nhiều thời gian trong một ngày, đánh đập và không trả lương theo thoả thuận. Trường hợp những người công nhân Miền Bắc Việt Nam đi làm việc giúp việc gia đình ở Malaysia qua dịch vụ XKLĐ của Công ty SONA – Hà Nội là một trong những trường hợp điển hình cho tình trạng buôn người trong lãnh vực lao động giúp việc gia đình diễn ra thời gian vừa qua.
Dưới đây là các vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng của Công ty SONA trong quá trình biến những người công nhân này trở thành nạn nhân của buôn người – bị cưỡng bức lao động, đánh đập và không trả lương.
Theo quy định của Điểm a, Điều 2 Mục V Thông tư 21/2007 hướng dẫn Nghị định 126/2007: “Doanh nghiệp dịch vụ ký hợp đồng với người lao động ít nhất năm ngày trước khi người lao động xuất cảnh”. Hợp đồng dịch vụ xuất khẩu lao động Quý công ty SONA yêu cầu công nhân ký vào thời gian trước 30 phút khi xe ô tô đưa chúng tôi ra sân bay sang Malaysia. Một phần vì không có kiến thức về luật pháp Việt Nam, một phần vì lúc đó sát giờ bay, công nhân đã ký vội vào Hợp đồng với Quý Công ty SONA mà không được biết các điều khoản cụ thể trong Hợp đồng.
Hơn nữa, trong Hợp đồng của một số công nhân ngày, tháng ký kết Hợp đồng bị bỏ trống, chỉ ghi năm ký Hợp đồng vào năm 2007 trong khi các công nhân này sang Malaysia vào tháng 05/2008.
Về việc thu tiền phí của công nhân, SONA áp dụng mức phí với mỗi công nhân là khác nhau, có người chỉ nộp 3 triệu, có người 3,5 triệu, và đa số là mỗi người 6,2 triệu. Trong khi trong Hợp đồng dịch vụ ghi rằng người lao động không phải trả bất kỳ chi phí nào cho việc XKLĐ, chủ sử dụng lao động Malaysia sẽ chi trả, mỗi người chỉ đóng 2 triệu tiền ký quỹ, sẽ được hoàn trả sau khi hết hạn Hợp đồng về nước. Việc trả tiền này đều được Công ty SONA ghi nhận vào hoá đơn, có đưa cho công nhân giữ nhưng thu lại khi đưa công nhân ra sân bay.
Theo Văn bản chỉ đạo của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Văn bản số 1283 ngày 10/6/2008) quy định rất rõ rằng đối với những người lao động đi giúp việc gia đình sẽ không phải đóng bất kỳ khoản tiền nào cho công ty dịch vụ, các khoản tiền phí dịch vụ, công ty dịch vụ xuất khẩu lao động sẽ được phía bên chủ sử dụng lao động ở Malaysia chi trả. Như vậy, việc SONA thu tiền công nhân lớn hơn mức ghi trong Hợp đồng và khác nhau với mỗi người cho thấy SONA cố tình lách quy định của luật pháp, hòng ăn chặn tiền công nhân.
Trong Hợp đồng dịch vụ, SONA ghi rằng cho phép chủ sử dụng lao đông giữ 3 tháng lương đầu với tổng số tiền RM 2,250 để làm tiền đặt cọc. Như vậy, ngoài khoản tiền 2 triệu đồng ký quỹ theo quy định, công nhân phải đóng thêm 2,250 RM cho chủ sử dụng lao động là vô lý. Khoản tiền này không được Luật người lao động Việt Nam ở nước ngoài hay các văn bản ký kết giữa hai nước Việt Nam và Malaysia, hay luật pháp Malaysia cho phép áp dụng.Điều này cho thấy, SONA đã tạo khe hở ngay trong Hợp đồng dịch vụ để kết hợp với chủ sử dụng lao động ở Malaysia ăn chặn tiền lương của công nhân. Đây mà một trong những hành vi của hiện tượng buôn người, bắt công nhân làm việc mà không trả lương.
– Trong thời gian công nhân ở Malaysia:
Mặc dù theo quy định, SONA có trách nhiệm tổ chức quản lý, Điểm đ, K2, Điều 27 Luật người lao động ở nước ngoài). Nhưng SONA đã không thực hiện trách nhiệm này, mà còn đứng về phía chủ sử dụng lao động ở Malaysia để xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân. Các biểu hiện cụ thể như sau:
Khi sang tới Malaysia, công nhân Việt Nam được giao cho Công ty Winbond – là công ty môi giới lao động ở Malaysia, công ty này có trách nhiệm tìm kiếm công việc và đưa công nhân Việt Nam tới các gia đình có nhu cầu cần giúp việc gia đình. Công nhân được giao cho Win bond đều bị tịch thu hết giấy tờ tuỳ thân như Hộ chiếu, Hợp đồng dịch vụ ký với SONA, các tư trang cá nhân, và cả thuốc phòng các bệnh cảm cúm… Họ bị tách rời, không cho nói chuyện và sống tại công ty Winbond cho đến khi Winbond tìm được gia đình có nhu cầu cần người giúp việc. Họ không được liên hệ về gia đình, khi liên lạc với SONA vì chờ đợi công việc thì SONA nói rằng họ phải chờ, SONA không giúp được.
Khi về làm cho các gia đình, công nhân bị đối xử như “con vật”, làm liên tục từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm, một ngày chỉ cho ăn một bữa và bị mắng chửi, đánh đập thường xuyên khi chủ gia đình thấy không hài lòng với công nhân. Với một số trường hợp, công nhân nữ bị các ông chủ gia đình có hành vi cưỡng hiếp thân thể hoặc có hành vi trêu ghẹo, rủ rê hay doạ dẫm, ép họ phải quan hệ thể xác với mình…
Sống trong các gia đình, công nhân không được liên lạc ra bên ngoài cũng như không được phép ra ngoài, đi đâu đều phải xin phép và thường là không dám đi vì họ không được Winbond phát thẻ lao động. Khi gọi điện về cho Winbond hay SONA để cầu cứu thì đều bị mắng chửi, nói là đã đi làm thì phải chịu khổ, chịu khó, công ty không giúp được cho họ. Mỗi công nhân trung bình chỉ làm cho một gia đình khoảng từ 2 đến 3 tháng và bị trả về cho Winbond với lý do theo Winbond nói là không được việc hoặc không hiểu ngôn ngữ. Khi bị trả về, họ không được trả lương với lý do tiền 3 tháng đầu đã đặt cọc lại cho chủ sử dụng lao động.
Khi liên lạc với SONA, công nhân bị SONA chửi mắng, nói rằng họ không chăm chỉ làm việc nên bị đuổi là chuyện bình thường, SONA không thể giúp được. Còn nếu ai muốn về nước trước hạn Hợp đồng thì làm đơn xin về với các lý do do sức khoẻ hoặc lý do cá nhân và nộp tiền cho SONA thì sẽ được về. Số tiền SONA thông báo đến gia đình các công nhân là từ 15 triệu đến 30 triệu tiền Việt Nam.
Theo các quy định của Luật Quốc tế, việc các công nhân bị cưỡng bức lao động, làm việc trong thời gian dài (từ 12 đến 15 tiếng/ngày), bị đánh đập, mắng chửi, xúc phạm đến thân thể và làm việc không được trả lương là những dấu hiệu tiêu biểu của hiện tượng buôn người. SONA biết những khó khăn mà công nhân gặp phải trong thời gian ở Malaysia nhưng không giúp đỡ họ thoát khỏi cảnh cưỡng bức lao động đó mà còn liên kết với Winbond để tình trạng buôn người này tiếp tục diễn ra.
Khi công nhân nhờ đến sự giúp đỡ của các tổ chức phi Chính Phủ, trong đó có Liên Minh CAMSA để giải thoát cho họ, thì SONA đã cử người sang Malaysia, kết hợp cùng Winbond để xoá các dấu vết vi phạm pháp luật. SONA đã gọi điện cho công nhân, doạ dẫm và yêu cầu họ viết các giấy cam kết không kiện cáo, đồng ý trả tiền để SONA đưa công nhân về nước.Đặc biệt hơn, SONA đã về nhà các gia đình, kết hợp cùng chính quyền địa phương đưa ra các vu khống cho công nhân, nói rằng họ sang Malaysia nhưng không làm việc mà đi theo các tổ chức phản động để làm những việc vi phạm pháp luật Việt Nam. Yêu cầu các gia đình làm đơn để SONA đưa công nhân về nước, tránh hậu quả không hay xảy ra.
(Thông tin từ Liên Minh CAMSA)