LTS: Bức xúc về hành vi vô trách nhiệm của phía Công ty Châu Hưng, những người công nhân làm việc cho Esquel qua dịch vụ xuất khẩu lao động của Châu Hưng lâm vào tình trạng bị công ty Esquel gây thiệt hại cuối năm 2007, họ đã đứng ra, tập hợp nhau lại để cùng làm đơn kiến nghị, chỉ ra các vi phạm pháp luật của Châu Hưng.
-> Bài liên quan: Các vi phạm pháp luật của Châu Hưng
Bảo vệ thành công quyền lợi của 1300 công nhân Việt
1. Về các hành vi vi phạm của Công ty Châu Hưng: (chiểu theo khỏan 2đ, 2e, điều 27 Luật người lao động Việt nam đi làm việc ở nước ngòai năm 2008):
Thứ nhất, Châu Hưng lừa dối công nhân, yêu cầu họ ký Hợp đồng trước 1 ngày bay sang Malaysia, nhưng lại ghi trong hợp đồng thời gian ký kết trước hẳn một tháng.
Thứ hai, Châu Hưng đã không bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công nhân trong thời gian ở nước ngòai khi công nhân không được trả lương đúng theo Hợp đồng lao động đã ký kết; khi công nhân bị trục xuất về nước trong tình trạng bị bắt, nhốt, không có giấy tờ… Châu Hưng vẫn vô trách nhiệm với họ, cho rằng do lỗi của họ gây ra. Châu Hưng không coi đó là hành vi lạm dụng và cưỡng bức lao động hay cố tình trốn tránh trách nhiệm của mình đối với người lao động.
Thứ ba, Châu Hưng đã không can thiệp khi công nhân bị xâm phạm danh dự và nhân phẩm;
Thứ tư, Châu Hưng đã ép buộc công nhân phải ký Biên bản Thanh lý Hợp đồng dịch vụ khi họ vừa về nước, không có biện pháp gì giúp đỡ họ. Không trả lại số tiền dịch vụ, tiền môi giới theo quy định của pháp luật, ghi đó là tiền trợ cấp khó khăn cho công nhân và tìm mọi cách đòi lại khi công nhân được Esquel bồi thường thiệt hại.
2. Về các biện pháp xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nêu trên của 02 công ty INTRACO và Sao Thái Dương:
Thứ nhất, xử phạt vi phạm hành chính đối với Châu Hưng vì hành vi vi phạm thời gian ký kết Hợp đồng dịch vụ xuất khẩu lao động.
Thứ hai, xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu bồi thường thiệt hại cho công nhân vì hành vi không thực hiện trách nhiệm bảo vệ công nhân khi công nhân ở nước ngòai (theo điểm a, b khỏan 2 điều 11, Nghị định 144/2007/NĐ – CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngòai).
Thứ ba, yêu cầu Châu Hưng trả cho công nhân các khỏan tiền phí dịch vụ, phí môi giới theo tỷ lệ tương ứng với thời gian đã làm việc.
Ngoài ra,Công nhân cũng kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét hòan cảnh thực tế của họ để giúp đỡ giải quyết các khó khăn kinh tế do sự việc rủi ro xảy ra đối với họ từ Quỹ hỗ trợ Việc làm ngòai nước.