Việt Nam
VĂN PHÒNG CHỐNG BUÔN NGƯỜI THÁI HÀ

Tháng 6 năm 2011, văn phòng chống buôn người thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đã được thành lập tại giáo xứ Thái Hà, Tổng giáo phận Hà Nội. Đây là một trong những văn phòng phi chính phủ đầu tiên tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực chống buôn người. Thế nào là buôn người? Buôn người là một dạng thương mại bất hợp pháp nhằm thu lợi bất chính mà nạn nhân thường là phụ nữ hay trẻ em bị cưỡng bức lao động, lạm dụng tình dục, lấy bộ phận cơ thể... Khi nhắc đến loại tội phạm này, người ta thường nghĩ đến nạn buôn người qua biên giới, nhưng trên thực tế nạn buôn người nội địa cũng diễn ra hết sức phức tạp và nguy hiểm. Nạn nhân của hoạt động buôn người nội địa thường là trẻ em và phụ nữ ở các vùng nông thôn được hứa hẹn lên các thành phố lớn để kiếm việc làm nhưng khi đến nơi, họ bị bóc lột sức lao động hoặc bị ép buộc trở thành gái mại dâm… Thời gian gần đây, báo chí liên tục đưa tin về những trẻ em chạy thoát khỏi tình trạng nô lệ trong các quán ăn hay những cô gái quê bỏ trốn khỏi các động mại dâm đã cho thấy loại tội phạm buôn người hoạt động ngày đa dạng và tinh vi. Có rất nhiều con đường để trở thành nạn nhân của tệ buôn người. Cách phổ biến và thông thường nhất là nạn nhân bị lừa bởi những tên cò mồi xuất khẩu lao động hoặc tìm việc làm tại những thành phố lớn. Người đi tìm việc hy vọng khi ra thành phố hoặc đến ngoại quốc, họ sẽ có cơ may đổi đời, nhưng thực tế, khi đến nơi, cuộc sống của họ rơi vào tình cảnh của những nô lệ thời hiện đại. Những vụ bắt cóc, lừa qua biên giới rồi bị bán cho các động mại dâm từ lâu đã trở thành hình thức hoạt động điển hình của loại tội phạm này. Tại Việt Nam, tình hình hoạt động của loại tội phạm này diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi. Tuy nhiên, luật Phòng chống buôn người mới được Quốc Hội khóa XII thông qua vẫn chỉ dừng lại ở những điều khoản mang tính nguyên tắc. Những quy định thành văn trong luật này còn hạn chế ở ngay việc xác định nội hàm của khái niệm buôn người. Luật này không thừa nhận hành vi bóc lột sức lao động đối với những người đi lao động ở nước ngoài hoặc bị bóc lột ngay trong nước là nạn nhân của tệ buôn người mà chỉ nhất quán rằng, tội phạm buôn người chỉ giới hạn ở việc mua bán phụ nữ và trẻ em. Trên thực tế, những nam giới đã thành niên cũng có thể trở thành nạn nhân của những vụ bóc lột sức lao động như các nô lệ thời hiện đại, khi họ phải lao động quá giờ, trong điều kiện không an toàn, nhà ở và đời sống cũng như mức lương không bảo đảm như thỏa thuận ban đầu theo quy định của luật pháp quốc gia và quốc tế. Trong trường hợp này, những người lao động kia cũng được pháp luật quốc tế thừa nhận là nạn nhân của tội phạm buôn người. Hoạt động của Văn phòng Chống buôn người tại giáo xứ Thái Hà Trong tinh thần chia sẻ và trợ giúp những người nghèo, những người bị áp bức, bất công trong xã hội, Văn phòng Chống buôn người tại giáo xứ Thái Hà với những chuyên viên đầy nhiệt huyết đang hoạt động trên hai phương diện. Thứ nhất, văn phòng là đầu mối tư vấn cho những người có nhu cầu đi lao động ở nước ngoài hoặc từ thôn quê lên thành phố kiếm việc làm về các nguy cơ, thách đố họ sẽ phải đối mặt trong tiến trình tìm việc và làm việc. Hoạt động tư vấn này sẽ góp phần giúp những người lao động nhìn nhận một cách tổng quan về triển vọng và rủi ro trước các cơ hội việc làm. Nhờ đó, họ có thể tỉnh táo hơn khi đối diện với các nguy cơ bị bóc lột sức lao động hay bị lạm dụng tình dục…. Thứ hai, văn phòng này sẽ là nơi tiếp nhận các thông tin về những vụ buôn người xuyên quốc gia và nội địa, phối hợp với các tổ chức quốc tế tìm biện pháp giải cứu các nạn nhân và giúp đỡ họ trở lại cuộc sống bình thường. Những nạn nhân được giải cứu sẽ được các thành viên của văn phòng quan tâm, nâng đỡ giúp họ ổn định tinh thần. Văn phòng cũng đang xúc tiến việc tìm các nguồn tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ, tổ chức nhân đạo quốc tế để giúp các nạn nhân có nguồn vốn ổn định đời sống hậu khủng hoảng. Thầy Nguyễn Văn Tặng, đại diện Văn phòng Chống buôn người của giáo xứ Thái Hà cho biết: “Trong bốn tháng qua, văn phòng đã triển khai phát gần 20.000 tờ rơi quảng bá thông tin về hoạt động của văn phòng trong cộng đồng giáo dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận nhằm thông tin cho mọi người biết họ có thể chủ động tìm đến với chúng tôi khi có thông tin về hoạt động buôn người mà thân nhân hoặc chính họ là nạn nhân. Hiện nay, mỗi ngày có hàng chục người gọi điện thoại đến văn phòng xin tư vấn về trình tự, thủ tục và những lưu ý cần thiết để đi lao động ở nước ngoài cũng như những biện pháp phòng ngừa để không trở thành nạn nhân của tội phạm buôn người”. Hoạt động của Văn phòng Chống buôn người Thái Hà thực sự có ý nghĩa trong bối cảnh các cơ quan công quyền không hoạt động hiệu quả nhằm cứu vớt những nạn nhân của loại tội phạm được coi là “nô lệ thời hiện đại” này. Với mục tiêu hoạt động phi lợi nhuận, vì quyền lợi chính đáng của những người nghèo trong xã hội, các thành viên của văn phòng luôn tận lực giúp đỡ những nạn nhân, những người có nguy cơ trở thành nạn nhân của tệ buôn người, qua đó, sinh động hóa hình ảnh Chúa Kitô luôn đồng hành cùng những người bần cùng, tất bạt. Mọi thông tin về nạn buôn người hoặc cần tham vấn, tìm hiểu thêm thông tin, xin quý vị liên hệ theo địa chỉ: Văn Phòng Chống buôn người, Nhà Thờ Thái Hà, số 180/2 Nguyễn Lương Bằng, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nôi. ĐT: 01234182240. Email: This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it Giáo xứ Thái Hà Văn phòng Chống buôn người Thái Hà

 
Lao động Lybia về nước "kéo cày" trả nợ

Thông tin từ Báo Vietnamnet.vn - ngày 17/6/2011.

Sau khi đi Libya phải về nước trước hạn hơn 3 tháng vẫn chưa được các công ty XKLĐ thanh lý hợp đồng (do phải đợi chính sách hỗ trợ của nhà nước), nhiều lao động lo lắng trước khoản nợ trước mắt chưa trả được nên đành phải đi XKLĐ trở lại.

Đi lại để có tiền trả nợ

Sau khi đi XKLĐ ở Libya phải về nước trước hạn chờ mãi vẫn không được Công ty cung ứng nhân lực Quốc tế và Thương mại (Sona) thanh lý hợp đồng, cuối cùng anh Phạm Văn Hiền (26 tuổi) và anh Phạm Văn Thùy (29 tuổi) ở Hương Trà (Thừa Thiên - Huế) đành phải đăng ký, làm thủ tục để đi XKLĐ lại sang Ả rập xê út.

Anh Hiền bảo, sang Libya chưa được 2 tháng thì anh đã phải về nước do tình hình khủng hoảng chính trị. Sau khi về nước, nhiều lần anh Hiền đã liên hệ hỏi công ty về việc thanh lý hợp đồng thì được đại diện công ty trả lời chưa thể thanh lý hợp đồng đối với những lao động như anh, do nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ cụ thể.

Anh Thùy (trái) và anh Hiền (giữa) đang chuẩn bị hành lý từ Công ty Sona ra sân bay để đi lại XKLĐ sang Ả rập xê út.

Read more...
 
Bằng chứng về sự thiếu trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam đối với người lao động ở nước ngoài

Thông tin từ website vneconomy.vn - ngày 09/5/2011.

LTS: Thêm một bằng chứng xác thực về sự thiếu trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam đối với người lao động ra nước ngoài làm việc được bài báo dưới đây đề cập. Xin mời quý độc giả cùng xem.

“Nô lệ lao động” là cụm từ đã được sử dụng để nói về tình trạng của hàng ngàn lao động Việt Nam ở các cơ sở lao động không hợp pháp tại Liên bang Nga, trong một văn bản của Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga gửi tới một loạt cơ quan chức năng trong nước.

Trong  một xưởng may "đen" của Nga. Ảnh: BBC

Read more...
 
Hỗ trợ lao động từ Libya về nước: Vẫn đang... bàn!

Thông tin từ Báo Người lao động online - ngày 18/04/2011.

LTS: Hàng ngàn lao động Việt Nam trở về từ Libya đang lâm vào tình cảnh mất nhà cửa vì bị xiết nợ từ ngân hàng. Quyền lợi của họ được các cơ quan chức năng Việt Nam, các doanh nghiệp XKLĐ giải quyết ra sao, CAMSA tiếp tục thông tin tới Quý độc giả những tin tức về việc này.

Tin liên quan: 1. Quyền lợi NLĐ ở Libya về nước trước hạn;

2. Lao động từ Libya về nước đòi nợ doanh nghiệp.

Hơn một tháng kể từ khi về nước, người lao động vẫn chưa nhận được hỗ trợ và thanh lý hợp đồng. Ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, giải thích sự chậm trễ này...

Read more...
 
Lao động từ Libya về nước đòi nợ doanh nghiệp

Thông tin từ Báo Người lao động online - ngày 17/04/2011

LTS: Hàng ngàn lao động Việt Nam trở về từ Libya đang lâm vào tình cảnh mất nhà cửa vì bị xiết nợ từ ngân hàng. Quyền lợi của họ được các cơ quan chức năng Việt Nam, các doanh nghiệp XKLĐ giải quyết ra sao, CAMSA tiếp tục thông tin tới Quý độc giả những tin tức về việc này.

Tin liên quan: Quyền lợi NLĐ ở Libya về nước trước hạn

Read more...
 
  • «
  •  Start 
  •  Prev 
  •  1 
  •  2 
  •  3 
  •  4 
  •  5 
  •  6 
  •  7 
  •  8 
  •  9 
  •  10 
  •  Next 
  •  End 
  • »


Page 1 of 20

Góp Sức

Đóng Góp Vào Qũy Hoạt Động CAMSA

Gởi Checks/Money Orders:

Xin viết checks hay money orders cho "BPSOS/CAMSA" và gởi về địa chỉ sau:

BPSOS
Attn: CAMSA
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041
USA

Chân thành cảm ơn sự yểm trợ qúy báu của qúy mạnh thường quân!

Liên hệ tới CAMSA

Email CAMSA: [email protected]

Lượng truy cập

We have 85 guests online